Lịch sử Nghệ_thuật_biểu_diễn_trên_đường_phố

bức tranh của một nhạc sĩ nghèo trên đường phố, vẽ bởi José Rodrigues năm 1855
Máy quay nhạc organ tại Paris khoảng năm 1898–99, chụp bởi Eugène Atget

Đã có những buổi biểu diễn ở những nơi công cộng để nhận tiền thưởng trong mọi nền văn hóa lớn trên thế giới, có niên đại từ thời cổ đại. Đối với nhiều nghệ sĩ, biểu diễn đường phố là phương tiện phổ biến nhất để có việc làm và cơ hội biểu diễn trước khi có sự ra đời của phương tiện ghi âm và điện tử cá nhân.[7] Các máy quay nhạc organ thường được tìm thấy trong những ngày xưa tại châu Âu.

Hát dạo và biểu diễn rong (Busking) là phổ biến trong một số người Di-gan. Có nhiều đoạn đề cập đến sự lãng mạn của âm nhạc Digan, vũ công và thầy bói được tìm thấy trong tất cả các hình thức thơ ca, văn xuôi và truyền thuyết. người Di-gan đã đưa từ Busking này sang Anh bằng cách di chuyển dọc theo bờ biển Địa Trung Hải đến Tây Ban NhaĐại Tây Dương và sau đó lên phía bắc đến Anh và phần còn lại của châu Âu.

Về mặt từ nguyên học, thuật ngữ busking bằng tiếng Anh lần đầu tiên được ghi nhận vào khoảng giữa những năm 1860 ở Anh. Động từ to busk, từ từ ngữ busker, xuất phát từ từ buscar gốc tiếng Tây Ban Nha, với ý nghĩa "tìm kiếm". Từ buscar từ tiếng Tây Ban Nha lần lượt phát triển từ ngữ hệ Ấn-Âu bhudh-skō ("để giành chiến thắng, chinh phục"). Từ ngữ này được sử dụng cho nhiều hoạt động đường phố và cũng là tiêu đề của một cuốn sách nổi tiếng của Tây Ban Nha về một trong số đó, El Buscón (xuất bản năm 1626). Ngày nay, từ này vẫn được sử dụng trong tiếng Tây Ban Nha nhưng chủ yếu là có nghĩa xuống hạng cho phụ nữ bán dâm trên đường phố, hoặc phụ nữ tìm cách là tình nhân riêng của những người đàn ông đã có vợ.

Hát dạo ở Pháp thời trung cổ được biết đến bởi các thuật ngữ troubadour (người hát thơ) và jongleur. Ở miền bắc nước Pháp, chúng được gọi là trouvere. Người hát dạo ở Đức cũ được biết đến như Minnesinger và Spielleute. Ở Nga, những người đi hát dạo được gọi là skomorokh và lịch sử được ghi lại xuất hiện đầu tiên của họ vào khoảng thế kỷ thứ 11. Một số người Troubadour thời Trung Cổ nổi tiếng như Aimeric de Peguilhan, Arnaut de Mareuil, Arnaut Guilhem de Marsan, Cercamon, Gaucelm Faidit, Guilhem de Saint-Leidier, Marcabru, Peire Cardenal, Peire Espanhol, Peire Raimon de Tolosa, Perceval Doria, Raimbaut d'Aurenga, Folquet de Marselha (sau trở thành giám mục), Guiraut Riquier, Tremoleta, Peire Vidal, và Trobairitz (nữ) như là Iseut de Capio, Lombarda.

Tại Hoa Kỳ, ngành bán thuốc dạo đã tăng phát triển trong thế kỷ 19. các người bán thuốc dạo đã đi khắp nơi để cung cấp bán thuốc trừ sâu, "thuốc bổ"'và potion (nước bùa) để "cải thiện sức khỏe". Họ thường sẽ sử dụng các hoạt động giải trí và biểu diễn như một cách để làm cho khách hàng chú ý hơn. Sau những buổi biểu diễn này, họ sẽ xin tiền hay là rao bán thuốc.

Âm nhạc dân gian luôn là một phần quan trọng trong bối cảnh hát dạo tại Mỹ. Quán cà phê, nhà hàng, quán bar và quán rượu là một trụ cột chính của hình thức nghệ thuật này. Hai trong số các ca sĩ dân gian nổi tiếng hơn là Woody GuthrieJoan Baez. Các nhạc sĩ nhạc Blues lưu động xuất phát từ vùng đồng bằng Mississippi của Hoa Kỳ vào khoảng đầu những năm 1940 trở đi, B.B. King là một ví dụ nổi tiếng đến từ những gốc rễ này. Một số nghệ sĩ nổi danh cũng đã từng biểu diễn trên đường phố như Benjamin Franklin,[7] Josephine Baker, Tracy Chapman, The Kelly Family, Joshua Bell,[8] Guy Laliberté, George Michael,[9] Rod Stewart,[10] Rodrigo y Gabriela, Hayley Westenra,[11]...

Tại Việt Nam, nhiều nghệ sĩ đã thành danh từ hát dạo như Út Bạch Lan, Mạc Can.[12] Trước đây, còn thịnh hành "Sơn Đông mãi võ", cách gọi các nhóm lưu động bán thuốc gia truyền cao đơn hoàn tán, rượu thuốc, và múa võ, lúc đầu xuất xứ từ môn võ Bắc Thiếu Lâm ở tỉnh Sơn Ðông bên Trung Quốc.[12][13] Ngày nay, thường có những nhóm nhảyhát tại các phố đi bộ tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.